• Sơn tĩnh điện là gì? So sánh ưu nhược điểm với sơn thông thường

    Sơn tĩnh điện được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày từ các thiết bị trong gia đình, văn phòng hay nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc biết sơn tĩnh điện là gì, có những ưu điểm hay nước điểm nào so với sơn thông thường. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất.

    Sơn tĩnh điện được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày từ các thiết bị trong gia đình, văn phòng hay nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc biết sơn tĩnh điện là gì, có những ưu điểm hay nước điểm nào so với sơn thông thường. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất.

    Sơn tĩnh điện là gì?

    Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn khá phổ biến ở thời điểm hiện tại. Công nghệ được dựa trên nguyên lý điện từ để tạo độ bám dính chắc chắn cho lớp sơn bên ngoài.

    Cụ thể là, các bề mặt kim loại sẽ được tích điện âm, khi gặp bột sơn tĩnh điện có điện tích dương thì 2 thành phần này sẽ hút nhau. Vì vậy, lớp sơn mang lại sự đồng đều, bám dính tốt.

    Tuy nhiên, công nghệ này chỉ áp dụng được khi sơn các bề mặt kim loại. Công nghệ sơn này còn được gọi là sơn khô vì không sử dụng nước hay dung môi để hòa tan bột.

    Công nghệ sơn tĩnh điện được áp dụng rộng rãi

    Sơn tĩnh điện được chia ra thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau để có thể dùng phù hợp trong các môi trường. Một số hệ sơn mà chúng tôi có thể kể đến cho bạn đọc như Polyester, Polyurethane, Epoxy, Hybrid, Acrylic,…

    Bột sơn gồm có 3 thành phần chính là nhựa, chất phụ gia và bột màu. Có 4 loại bột để sơn chính là bóng (gloss), cát (texture), mờ (matt), nhăn (wrinkle). Tùy theo điều kiện sơn trong nhà hay ngoài trời mà sử dụng loại bột sơn phù hợp.

    Các loại bột sơn tĩnh điện được bảo quản ở dạng khô và không có dung môi nên rất an toàn. Khu lưu trữ của bạn chỉ cần đáp ứng được các điều kiện môi trường dưới đây:

    • Môi trường khô ráo, thoáng mát.
    • Nhiệt độ trong kho dưới 33 độ C.
    • Khi để các thùng bột sơn, bạn không chất quá 5 tầng.
    • Nên để trên các pallet, kệ kho hàng để hạn chế ẩm ướt.

    Có 2 cách sơn đó là sơn bằng tay và sử dụng hệ thống lò sơn tự động. Tùy vào loại thiết bị, không gian và chi tiết cần sơn mà bạn có thể chọn phương pháp hợp lý nhất.

    Các ưu điểm và nhược điểm của sơn tĩnh điện

    Sơn tĩnh điện được đánh giá là có độ bền rất tốt, vượt trội hơn so với phương pháp sơn truyền thống. Tuy nhiên loại sơn này cũng có một số nhược điểm.

    Ưu điểm của sơn tĩnh điện

    • Chất lượng của sơn: Đảm bảo độ bóng, mịn và bền theo thời gian. Nhờ đó mà bề mặt kim loại có thể chống được  những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
    • Thực hiện dễ dàng: Hệ thống súng phun sơn tự động nên quy trình sơn được thực hiện nhanh chóng, không mất nhiều thời gian.
    • Tiết kiệm chi phí về bột sơn: Không cần phải sơn lót, có thể thu hồi lượng bột sơn không bám vào sản phẩm để tái sử dụng cho lần sau.
    • Dễ dàng lau chùi: Nếu bột sơn bám lên người hoặc những vật dụng khác thì có thể lau chùi dễ dàng mà không cần dùng chất tẩy rửa hoặc dung môi.
    • Không mất nhiều thời gian: So với sơn truyền thống phải mất nhiều thời gian để khô thì sơn tĩnh điện chỉ cần khoảng 20 phút là khô hoàn toàn và bạn đã có thể sử dụng sản phẩm.

    Nhược điểm của sơn tĩnh điện

    Ngoài các ưu điểm nêu trên, công nghệ sơn này cũng có một số nhược điểm như sau:

    • Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn bởi phải lắp đặt hệ thống súng sơn, khí nén, lò sấy và nguồn điện cao áp.
    • Chỉ sơn được trên bề mặt kim loại mà không thực hiện được trên những chất liệu khác.
      Người thực hiện phải được đào tạo, nắm bắt rõ quy trình làm việc của hệ thống nên khiến cho chi phí nhân công cao hơn.

    Các ứng dụng phổ biến của sơn tĩnh điện

    Với đặc tính là độ bền tốt, nhanh khô nhưng chỉ phù hợp với bề mặt của kim loại. Vì vậy, công nghệ sơn này thường được sử dụng trong các thiết bị hoặc máy móc công nghiệp. Các ứng dụng của sơn tĩnh điện có thể kể đến là:

    • Sơn các loại giá kệ siêu thị, kệ kho hàng bằng sắt, thép: Với tính bám chắc nên sẽ đảm bảo cho các bộ kệ bán hàng, kệ chứa hàng. Nhờ đó, tăng độ bền cho các thiết bị này.
    • Ứng dụng trong sản xuất thiết bị gia dụng: Dùng để thay thế men sứ trên nhiều chi tiết của máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện,...
    • Dùng trong các nhà máy sản xuất xe máy, ôtô: Sử dụng sơn tĩnh điện ở các mâm xe, tấm chắn, khung viền hay nhiều chi tiết khác ở động cơ.
    • Ứng dụng trong xây dựng, nội thất: Trong ngành kiến trúc, xây dựng thì công nghệ sơn này được sử dụng để sơn các thanh nhôm, khung cửa, rào sắt,... Với đường cao tốc thì để sơn hệ thống biến bảo, lan can, trụ đèn,..
    • Dùng trong ngành hàng không, sản xuất các chi tiết của máy bay.
    • Các thiết bị, công cụ sử dụng hàng ngày như giường, tủ, bình chữa cháy,...

    Công nghệ sơn tĩnh điện

    Như vậy, công nghệ sơn này được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có thể nói, ở đâu có thiết bị bằng kim loại thì ở đó có sơn tĩnh điện. Trên đây là những thông tin về ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện và những ứng dụng. Mong rằng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn rõ nét về công nghệ này.

    Pin It

  • Comments

    No comments yet

    Suivre le flux RSS des commentaires


    Add comment

    Name / User name:

    E-mail (optional):

    Website (optional):

    Comment: